Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

KỶ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT KHONG BÙN CÓ NĂNG SUẤT CAO

MUON LAM GIUO QUẢNG BINH PHAI VUON LEN,PHAI NUÔI LUON VA TRONG CAY SA KE
                                                      ( nên đọc kỹ hai câu này trước khi muốn hành động)

BS.CKII TRẦN NGỌC QUẾ - PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH CHYÊN MÔN BỆNH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN QUẢNG BÌNH - PHỤ TRÁCH PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ĐÔNG Y TRẦN NGỌC QUẾ ( KHÁM CHỮA BỆNH NGOÀI GIỜ )
                                   XIN LÀM BẠN VỚI MỌI NGƯỜI DÂN
Địa chỉ: Số nhà 37. đường Phan Đình Phùng, Phường Bắc Lý, Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình . ĐT: 052.3836563 . DĐ: 091263752. Internet vào Google với địa chỉ: phongkhamdakhoadongytranngocque để trao đổi với tôi theo yêu cầu của bạn
Thời gian khám bệnh: Thứ 2- thứ 6 từ 16 giờ 30 đến 21 giờ
                                       Thứ 7- CN từ 7 giờ đến 20 giờ .
                KỶ THUẬT NUÔI LƯƠN THỊT KHÔNG BÙN HIỆU QUẢ CAO
Lươn là một loại thủy đặc sản được thị trường trong nước và ngoài nước ưa chuộng. Nuôi lươn hiện nay là một nghề đem lại hiệu quả cao được các nhà  nông nuôi lươn trở thánh tỉ phú nhờ vào việc nuôi lươn mang lại năng suất cao, một trong cách làm đó là phương pháp nuôi lươn không bùn được áp dụng mấy năm trở lại đây. Với kiến thức học được tại Trung Quốc và trải qua nuôi lươn thương phẩm tôi xin trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân cho bà con mong bà còn thành công trong việc làm ăn, góp phần nâng cao cuộc sống.
1.Thiết kế bể nuôi : Hình chử nhật, làm bằng xi măng láng trơn không cho thấm nước, diện tích 04- 15mét vuông, hồ có lổ xã nước ở đáy ( để thay nước), nền nghiêng về lổ xả, lổ xả làm bằng ống nhựa PVC khoan lổ nhỏ hoặc làm bằng lưới, ống cung cấp nước ở sát đáy bể đối diện qua lổ xả nước, hồ cao: 0,7-1 mét, trên bờ hồ có xây gờ để lươn không bò ra ngoài, mức nước trong hồ luôn chứa 40- 70 cm. Nếu bể mới xây thì phải ngâm nước ít nhất 1 tuần xả nước hàng ngày trước khi thả giống lươn, làm giá thể cho lươn trú ẩn đồng thời là sàn ăn gồm diện tích bể nuôi, 3 khung tre (gổ) đặt chồng lên nhau chiếm khoảng 1/3 diện tích hồ, mỗi khung bao gồm các thanh tre ( gổ) đóng song song cách nhau 10 cm, khung trên cùng được đan thêm các dây nylon để có thể giữ được thức ăn khi cho lươn ăn. Để che mát cho bể bằng cách che mát lưới cách nhiệt ( lưới lan ) loại dày.
2.Con giống: theo tính toán khoa học thời gian nuôi đến khi lươn cái biến thành lươn đực vổ béo 15 ngày là thu hoạch ( Tôi sẽ chia sẻ với bà con sau). Cách thông thường như sau:
- Con giống thu gom tự nhiên 40con/ kg nuôi 4 tháng thu hoạch, 50con/kg nuôi 5-6 tháng thu hoạch, 60-70 con nuôi 6,5- 7 tháng thu hoạch.
- Giống lươn Đài Loan nhập về và đã nhân giống thành công ở nước ta cung cấp con giống cho thị trường.
- Mật độ thả thích hợp từ 200- 250 con/mét vuông( trong khi đó nuôi lươn bùn chỉ 60-90 con/ mét vuông.
- Trước khi thả vào bể, lươn phải được sát trùng bằng ngâm nước NaCl từ 0,3- 0,5% trong 15 phút Khi thả lươn do thay đổi môi trường đột ngột nên bị sốc vì vậy phải bó đói lươn 3-4 ngày mới cho lươn ăn đồng thời dùng vitamin C pha loảng tạt vào bể nuôi.
3.Chăm sóc:
- Cho ăn: thức ăn của lươn rất phong phú, nhưng hiệu quả kinh tế nhát là nuôi giống lươn Quế chi lươn ăn hoặc ốc bưu vàng và thêm 10% tinh bột (cám, bắp, khoai). Cho ăn 2 lần trong ngày buổi sáng và 19-20 h đêm với tỷ lệ thức ăn 2- 4% trọng lượng thân tùy giai đoạn, thức ăn được chia thành và bỏ lên giá thể cho lươn ăn, thường 1/3 lượng thức ăn buổi sáng và 2/3 vào ban đêm.
-Thay nước: ngày 1 lần 100% số nước trong bể sau khi cho lươn ăn 2-3 giờ, luôn duy trì nưóc trong bể 30-35cm vừa ngập các giá thể .
4. Điều trị và phòng bệnh cho lươn:
* Phòng bệnh: đây là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nuôi lươn nên phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Định kỳ sát trùng bể bằng lodin (nồng độ 1 ppm)
- Tẩy giun 2 -3tuần/lần.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa và vitamin C và khoáng chất.
* Điều trị một số bệnh thường gặp khi nuôi lươn:
1. Bệnh sốt nóng: do thả lươn mạt độ dày, lươn quán lấy nhau nên tiết ra nhiều nhớt, khi nhiệt độ trong bể tăng cao( mùa hè) thì nhớt lươn bị lên làm môi trường nước bị ô nhiễm nặng dẫn đến lượng ô xy hòa tan trong nước giãm sút, lươn treo đầu, đầu lươn phòng to và chết hàng loạt. Xữ lý: san thưa lươn, thay nước kết hợp với việc dùng các chế phẩm vi taminC Antistress 1gam/2kg thức ăn hoặc chế phẩm đông y nói trên có hiệu quả cao hơn( có hướng dẫn cách sữ dụng riêng)
2. Bệnh tuyến trùng: khi bị bệnh lươn phình ruột to, rối loạn tiêu hóa , hậu môn sưng đỏ. Xữ lý: dùng Vin- Clean 10gam/40kg lươn trộn đều và thức ăn x 3/5 ngày liên tục. Định kỳ tẩy giun 2-3 tuần/ lần.
3. Bệnh đóng dấu: xuất hiện các vết loét hình đồng tiền hay hình bầu dục, khi bị bệnh nặng đuôi lươn bị rụng đi, khó khăn cho bơi lội, lươn thường ngoi lên mạt nước để thở, yếu dần và chết. Xữ lý: dùng Vine- fenfish 500( 1ml/25kg lươn) để phun toàn bể kết hợp sữ dụng Trimethoprim hoặc sulfamide 5gam/1kg thức ăn trộn x 5-7 ngày liên tục, có thể dùng thêm thuốc đông y pha vào bể.
4.Bệnh nấm thuỷ mi: là những đốm trắng giống như bông gòn bám chặt vào da lươn hút chất dinh dưỡng, làm lươn mát máu và chết, bệnh thường xãy ra vào mùa lạnh. Xữ lý: dùng CenplexCu 10g/1 mét khối nước bể x 3-5 lần.
      Hiện nay có các loại chế phẩm đông y do BSCKII Trần Ngọc Quế đã học được ở Trung Quốc để bào chế pha vào nước bể nhằm cung cấp cho bà con rất hiệu quả chuyển lươn đực thành lươn cái, chế phẩm dùng để phòng tẩy giun, chế phẩm tăng năng suất con nuôi và phòng bệnh, thuốc điều trị bệnh rất hiệu quản để cung cấp cho bà con có nhu cầu.
5. Thu hoạch : nếu tính được một cách khoa học thời gian lươn chuyển thành đực là tốt nhất cho thu hoạch tôi sẻ tư vấn sau.
Cách thông thường như sau: có thể vớt bớt lươn để bán hàng ngày hay thu hoạch toàn bộ  
- Nếu con giống 40con/ kg nuôi 4 tháng thu hoạch,
- Nếu con giống 50con/kg nuôi 5-6 tháng thu hoạch.
- Nếu con giống 60-70 con nuôi 6,5- 7 tháng thu hoạch.
Nếu áp dụng đúng kỹ thuật thi năng suất đạt 45- 50 kg/ mét vuông bể nuôi, có thêt thời gian trước tết và sau tết Nguyên đán sẽ bán giá cao hơn.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét