Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
BsCKII Trần Ngọc Quế phòng khám YHCT 37 Phan Đình Phùng ( chợ Công Đoàn)- Bắc Lý - TP Đồng Hới QB Tư vấn chữa bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát sinh:
- Táo bón kéo dài: người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ, các búi trĩ dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
- Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng dễ sinh ra bệnh trĩ.
- Tăng áp lực ổ bụng: người thường xuyên mang vác nặng, đứng nhiều, ngồi lâu, phụ nữ có thai, sinh đẻ nhiều lần…gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ.
- Viêm đại tràng mạn tính, viêm trực tràng mạn tính, hội chứng lỵ…
- Khối u hậu môn trực tràng và u các vùng xung quanh như: K trực tràng, u vùng tiểu khung.
- Do di truyền: Qua các nghiên cứu người ta thấy rằng bệnh trĩ có liên quan di truyền gen của những người có trong dòng họ.
- Các nguyên nhân khác: chế độ ăn không hợp lý, ăn quá nhiều chất cay nóng, những chất kích thích như bia, rượi và thuốc lá.
Tất cả các yếu tố nói trên đều là nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến bị bệnh trĩ.
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016
BsCKII Trần Ngọc Quế Phòng khám 37. Phan Đình Phùng ( Chợ Công Đoàn) Bắc Lý TP Đồng Hới - QB Tư vấn về bệnh trĩ
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ
Người bệnh có thể tự phát hiện ra mình mắc bệnh trĩ khi có các biểu hiện như:
Chảy máu: Là triệu chứng sớm nhất cũng là triệu chứng thường gặp nhất, hình thức chảy máu khác nhau và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân có vài tia máu, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia mỗi khi đi đại tiện. Muộn hơn nữa cứ mỗi khi đi đại tiện, ngòi xổm, đi lại nhiều máu lại chảy.
Sa búi trĩ: thường xãy ra muộn hơn sau một thời gian đi đại tiện có máu chảy, lúc đầu sau mỗi lần đại tiện thấy có một khối nhỏ lồi ra ở hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào, về sau khối lòi ra đó to dần. Càng về giai đoạn sau của bệnh khối lồi đó rất to nên không tự co lên được mà phải dùng tay nhét trĩ vào và cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau khi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, trĩ dễ bị phù nề hoặc sưng to gây mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau đớn.
Đau vùng hậu môn trực ràng: Người mắc bệnh trĩ có thể không đau, có thể đau cấp tính, hoặc đau mạn tính. Đau thường xãy ra trong các trường hợp sau: đau do tắc mạch trĩ do xuất hiện trong búi trĩ có những cục máu đông nhỏ, đau do nghẹt búi trĩ hoặc có thể có bệnh nứt hậu môn đi kèm.
Viêm nhiễm ở vùng hậu môn: Do hậu quả của quá trình viêm nhiễm, bệnh nhân có cảm giác ẩm ướt ở hậu môn, xuất tiết dịnh nhầy, ngứa rất khó chịu.
Thiếu máu: Có thể gặp vì chảy máu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ. Thường thì bệnh nhân không thiếu máu, tùy theo mức độ chảy máu, thời gian chảy máu kéo dài mà dẫn đến tình trạng thiếu máu.
BsCKII Trần Ngọc Quế Tư vấn về Bệnh trĩ tại Phòng khám 37.Phan Đình Phùng (chợ Công Đoàn)-Bắc Lý- Đồng Hới-Quảng Bình
Bệnh trĩ là gì
Bệnh trĩ Y học cổ truyền còn gọi là trĩ sang hay bệnh lòi dom, thường gặp ở mọi nước trên thế giới, ở cả hai giới nam và nữ, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Nhiều thống kê ở nước ngoài cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trên tuổi 50 là 50% và có đến 5% dân số mắc bệnh trĩ. Sách Y học cổ truyền Việt Nam ghi nhận “thập nhân cữu trĩ” có nghĩa là “mười người có chín người bị trĩ”. Theo thông kê ở Việt Nam tỷ lệ bệnh trĩ lưu hành trong cả nước khoảng 25% - 40% dân số, là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng. Bệnh Trĩ là một bệnh mạn tính do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị giãn và xung huyết. Tĩnh mạch xung huyết thành một búi hoặc nhiều búi tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn. Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên lâm sàng trĩ được phân chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hay trĩ vòng.
* Trĩ nội: xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược, thường có 3 búi chính ở các vị trí 3 giờ (trái), 8 giờ (phải sau) và 11 giờ (phải trước), ngoài ra còn có các búi trĩ phụ nằm ở giữa các búi trĩ chính.
Trĩ nội được phân thành 4 độ.
Độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phòng lên lồi vào lòng trực tràng, khi đại tiện búi trĩ chưa sa ra ngoài.
Độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi đại tiện búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ tự co lên được.
Độ III: Khi đại tiện trĩ sa ra ngoài, sau đó trĩ không tự co lên được phải lấy tay ấn đẩy trĩ vào hậu môn.
Độ IV: Các búi trĩ rất to, trĩ thường xuyên sa ra ngoài và không thể đẩy lên được.
* Trĩ ngoại: xuất phát từ đám rối tĩnh mạch dưới, ở phía dưới đường lược và do da che phủ, có thể có mảnh da thừa. Trĩ ngoại không phân độ.
* Trĩ hỗn hợp: khi trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau thì tạo thành trĩ hỗn hợp.
* Trĩ vòng: khi các búi trĩ chính và phụ liên kết với nhau sẽ tạo thành trĩ vòng ( bệnh biểu hiện ở giai đoạn muộn).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)