Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

BsCKII Trần Ngọc Quế phòng khám YHCT 37 Phan Đình Phùng ( chợ Công Đoàn)- Bắc Lý - TP Đồng Hới QB Tư vấn chữa bệnh trĩ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng và chắc chắn. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát sinh: - Táo bón kéo dài: người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ, các búi trĩ dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. - Tiêu chảy kéo dài: người bệnh mỗi ngày đi đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng dễ sinh ra bệnh trĩ. - Tăng áp lực ổ bụng: người thường xuyên mang vác nặng, đứng nhiều, ngồi lâu, phụ nữ có thai, sinh đẻ nhiều lần…gây tăng áp lực ổ bụng dẫn đến bệnh trĩ. - Viêm đại tràng mạn tính, viêm trực tràng mạn tính, hội chứng lỵ… - Khối u hậu môn trực tràng và u các vùng xung quanh như: K trực tràng, u vùng tiểu khung. - Do di truyền: Qua các nghiên cứu người ta thấy rằng bệnh trĩ có liên quan di truyền gen của những người có trong dòng họ. - Các nguyên nhân khác: chế độ ăn không hợp lý, ăn quá nhiều chất cay nóng, những chất kích thích như bia, rượi và thuốc lá. Tất cả các yếu tố nói trên đều là nguyên nhân sâu xa có thể dẫn đến bị bệnh trĩ.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

BsCKII Trần Ngọc Quế Phòng khám 37. Phan Đình Phùng ( Chợ Công Đoàn) Bắc Lý TP Đồng Hới - QB Tư vấn về bệnh trĩ

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh trĩ Người bệnh có thể tự phát hiện ra mình mắc bệnh trĩ khi có các biểu hiện như: Chảy máu: Là triệu chứng sớm nhất cũng là triệu chứng thường gặp nhất, hình thức chảy máu khác nhau và số lượng máu chảy cũng khác nhau. Tình cờ người bệnh phát hiện có máu ở giấy vệ sinh, hoặc nhìn vào phân có vài tia máu, hoặc máu chảy thành giọt, thành tia mỗi khi đi đại tiện. Muộn hơn nữa cứ mỗi khi đi đại tiện, ngòi xổm, đi lại nhiều máu lại chảy. Sa búi trĩ: thường xãy ra muộn hơn sau một thời gian đi đại tiện có máu chảy, lúc đầu sau mỗi lần đại tiện thấy có một khối nhỏ lồi ra ở hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào, về sau khối lòi ra đó to dần. Càng về giai đoạn sau của bệnh khối lồi đó rất to nên không tự co lên được mà phải dùng tay nhét trĩ vào và cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Sưng nề vùng hậu môn: Trĩ nội lúc đầu khu trú hoàn toàn bên trong hậu môn, về sau khi trĩ to lên thì sa ra ngoài hậu môn, trĩ dễ bị phù nề hoặc sưng to gây mắc nghẹt không thể đẩy lên được làm người bệnh rất đau đớn. Đau vùng hậu môn trực ràng: Người mắc bệnh trĩ có thể không đau, có thể đau cấp tính, hoặc đau mạn tính. Đau thường xãy ra trong các trường hợp sau: đau do tắc mạch trĩ do xuất hiện trong búi trĩ có những cục máu đông nhỏ, đau do nghẹt búi trĩ hoặc có thể có bệnh nứt hậu môn đi kèm. Viêm nhiễm ở vùng hậu môn: Do hậu quả của quá trình viêm nhiễm, bệnh nhân có cảm giác ẩm ướt ở hậu môn, xuất tiết dịnh nhầy, ngứa rất khó chịu. Thiếu máu: Có thể gặp vì chảy máu là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ. Thường thì bệnh nhân không thiếu máu, tùy theo mức độ chảy máu, thời gian chảy máu kéo dài mà dẫn đến tình trạng thiếu máu.

BsCKII Trần Ngọc Quế Tư vấn về Bệnh trĩ tại Phòng khám 37.Phan Đình Phùng (chợ Công Đoàn)-Bắc Lý- Đồng Hới-Quảng Bình

Bệnh trĩ là gì Bệnh trĩ Y học cổ truyền còn gọi là trĩ sang hay bệnh lòi dom, thường gặp ở mọi nước trên thế giới, ở cả hai giới nam và nữ, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Nhiều thống kê ở nước ngoài cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trên tuổi 50 là 50% và có đến 5% dân số mắc bệnh trĩ. Sách Y học cổ truyền Việt Nam ghi nhận “thập nhân cữu trĩ” có nghĩa là “mười người có chín người bị trĩ”. Theo thông kê ở Việt Nam tỷ lệ bệnh trĩ lưu hành trong cả nước khoảng 25% - 40% dân số, là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng. Bệnh Trĩ là một bệnh mạn tính do các tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị giãn và xung huyết. Tĩnh mạch xung huyết thành một búi hoặc nhiều búi tùy vị trí tĩnh mạch ở trực tràng hay hậu môn. Bệnh trĩ gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trên lâm sàng trĩ được phân chia thành trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp hay trĩ vòng. * Trĩ nội: xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược, thường có 3 búi chính ở các vị trí 3 giờ (trái), 8 giờ (phải sau) và 11 giờ (phải trước), ngoài ra còn có các búi trĩ phụ nằm ở giữa các búi trĩ chính. Trĩ nội được phân thành 4 độ. Độ I: Các tĩnh mạch giãn nhẹ, đội niêm mạc phòng lên lồi vào lòng trực tràng, khi đại tiện búi trĩ chưa sa ra ngoài. Độ II: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn, tạo thành các búi rõ rệt, khi đại tiện búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ tự co lên được. Độ III: Khi đại tiện trĩ sa ra ngoài, sau đó trĩ không tự co lên được phải lấy tay ấn đẩy trĩ vào hậu môn. Độ IV: Các búi trĩ rất to, trĩ thường xuyên sa ra ngoài và không thể đẩy lên được. * Trĩ ngoại: xuất phát từ đám rối tĩnh mạch dưới, ở phía dưới đường lược và do da che phủ, có thể có mảnh da thừa. Trĩ ngoại không phân độ. * Trĩ hỗn hợp: khi trĩ nội và trĩ ngoại liên kết với nhau thì tạo thành trĩ hỗn hợp. * Trĩ vòng: khi các búi trĩ chính và phụ liên kết với nhau sẽ tạo thành trĩ vòng ( bệnh biểu hiện ở giai đoạn muộn).

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH ( IBS) (HCRKT) VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HIỆN NAY

IBS ( imitable bơel sydrome) một bệnh lý về đường tiêu hóa hay gặp trên hế giới, tỷ lệ mắ bệnh khoảng 4,97% - 19,98% dân số, nữ mắc nhiều hơn nam, theo thống kê khoảng 2/1( nữ/nam). Có nhiều yếu tố phát sinh ra bệnh  HCRKT và ảnh hưởng của nhiều vấn đề tương tác của xã hội như hoàn cảnh, tâm lý...
Bệnh IBS ( imitable bơel sydrome) không thực sự nguy hiểm đến tính mạng của người mắc bệnh nhưng bị bệnh kéo dài, người bệnh lo lắng, căng thẳng ...và cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của cuộc sống.
Định nghĩa: HCRKT là rối loạn chức năng của đường tiêu hóa nhưng chử yếu biểu hiện các triệu chứng ở đại tràng, tái diễn liên tục mà không tìm được các tổn thương thực thể về giải phẩu bệnh và tổ chức học. Nhờ các phương pháp thăm dò hiện đại, người ta khẳng định rằng HCRKT là do cơ chế điều chỉnh ống tiêu hoá chủ yếu sự tác động qua lại giữa hệ thống thần kinh TW với hệ thống thần kinh ruột( trục TK náo- ruột) với hệ thống mạng lưới thần kinh hoạt động cùng với nhau đẻ thực hiên vai trò chức năng hoạt động của ruột.
Cơ chế bệnh sinh: Các nghiên cứu đi đến kết luận
- Sự cảm thụ bất thường chức năng của ống tiêu hóa: tinh năng nhạy cảm, nội tạng bị kích thích.
- Thay đổi sự chụi đựng của ruột, giảm khả năng chịu áp lực của lượng thức không đều xãy ra một số đoạn của ruột.
- Tăng nhu động ruột gây ỉa chảy -- rối loạn vận động ruột-- giảm vận động gây táo bón.
Chẩn đoán:
* Lâm sàng: Rối loạn chức năng có thể xãy ra trên toàn bộ đường tiêu hóa:
- Phần trên: có thể gặp hội chứng trào ngược DD -TQ, khó tiêu kéo dài, đầy bụng mạn tính.
- Phần dưới: chử yếu biểu hiện ở đại tràng như táo bón hoặc ỉa lỏng...
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: Tiêu chuẩn Rome II ( 1999)
- Đau bụng hoặc cảm giác khó chịu ở bụng kéo dài 12 tuần hoặc trong 12 tháng trước đó, không cần phải liên tục, có kèm theo;
+ Giảm đị đại tiện
+ Thay đôi hình dạng khuôn phân.
+ Thay đổi số lần đi đại tiện
Các triệu chứng báo động:
Chán ăn, sụt cân, thiếu máu, sốt, tăng bạch cầu, lắng máu tăng, đại tiện có phân nhầy máu, phân nhỏ dẹt thường xuyên, các t/ c RL phân mới xảy ra ở người > 40 tuổi, tiền sử gia đình có người bị K.
Phương pháp điều trị: hiện nay có 2 phương pháp điều trị cơ bản
1. Phương pháp điều trị Tây y: Chưa có thuốc điều tri đặc hiệu, chỉ ĐT triệu chứng.
1.1. Thực hiện chế độ ăn: rất quan trọng trong HCRKT
- khi đang có rối loạn tiêu hóa nên trách các thức ăn, nước uống không thích hợp
- các loại thức ăn khó tiêu: khoai, sắn...đồ uống có ga, chất kích thích...những thức ăn bảo quản lâu, nếu ỉa chảy không dùng thức ăn có nhiều xellulo...
1.2. Chế độ luyện tập: rất cần thiết và phải kiên trì ( bác sỹ điều trị chuyên sâu sẽ hướng dẫn)
1.3. Thuốc điều trị triệu chứng
- chống đau, giảm co thắt: No-spa, Spasfon...
- Chống táo bón: Forlax...
- Chống ỉa chảy: Smecta...
- Chống sinh hơi: than hoạt...
- Thuốc an thần: seduxen...
2. Phương pháp điều trị bằng Đông y: Đã có điều trị đặc hiệu, nhưng cơ sở khám chữa bệnh phải có bác sỹ chuyên khoa sâu và phải có bề dày kinh nghiệm trong điều trị bệnh này... Tại phòng khám đa khoa đông y Trần Ngọc Quế ( BSCKII) số 37. đường Phan Đình Phùng, phường Bắc lý ( Chợ Công Đoàn), TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, chuyên chữa bệnh này rất hiệu quả đảm bảo 100% khỏi bệnh:
* Điều chỉnh rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn nhu động khắc phục ỉa chảy hay táo bón bằng Châm cứu đặc biệt: 20-25 ngày mới châm 01 lần..
* Thuốc gia truyền của người Trung Hoa làm viên uống 10 gam/ 24 giờ
Phòng khám chứng tôi đã chữa thành công trên 155 bệnh nhân, trong tháng 9/2014 đang nhận điều tri 03 ca đang tiến triển tốt.


Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG TỰ KỶ MỚI ( New autism) Ở TRẺ EM - BÁC SỸ CKII TRÀN NGỌC QUẾ - PGĐ BỆNH VIỆN YHCT QUẢNG BÌNH

     Hội chứng tự kỷ ( HCTK) xuất hiện từ lâu nhưng theo Y văn thì được mô tả vào những năm 1940 của thế kỷ XX, đến nay dù khoa học Y học phát triển nhưng để thật hiểu về căn bệnh này còn nhiều vấn đề quá mới . BTK không những đang còn rất xa lạ với mọi người, mà còn đối với cán bộ trong ngành y tế về sự bí ẩn của nó.  BTK ngày càng tỏ ra không hợp tác với ngành y trong vấn đề chữa trị và ngày càng phát triển với tính chất càng phức tạp của nó. Thực ra cách đây 1 thập kỷ người ta cho rằng đây là một bệnh hiếm gặp, tỉ lệ khỏang từ 4-6 trẻ / 1000 dân số, đây là lệ cao rất đáng quan tâm. 
           Theo OMS cứa 150 trẻ em dược sinh ra thì có đến 1 trẻ bị tự kỷ nên một số nược dưa ra khái niệm " dịch tự kỷ" như ở Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ... và đây cũng là vấn đề thời sự nóng hiện nay trên thế giới.
I. Tự kỷ là ván đề thời sự: 
- Nếu trẻ em được chẩn đoán là bệnh tự kỷ thì nó đi theo cả cuộc đời của đứa trẻ; đồng nghĩa với những rối loạn phát triển: khiếm khuyết về nhận thức, rối loạn cảm giác, rất khó khăn trong quan hệ giao tiếp với mọi người, chậm phát triênt về ngôn ngữ, có biểu hiện bất thường về hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn trí nhớ...làm cho trẻ bị tự kỷ phát triễn khác thường về nhân cách, khó hòa nhập vào cộng đồng.
    Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều giả thiết nhưng bệnh tự kỷ vẫn là một ẩn số, chưa thể xác định nguyên nhân chính sinh ra bệnh này và cũng chưa có phương pháp nào điều trị có hữu hiệu vì những lý do trên.
II. Các phương pháp đuược sử dụng để điều trị HCTK: vì HCTK là một dạng rối loạn phát triển lan tỏa, là một bệnh không khu trú vào một cơ quan bộ phận nào cụ thể, mà thể hiện sự rối loạn tòan diện trong đời sống tâm lý của trẻ. Vì vậy vấn đề điều trị phải toàn diện áp dụng nhiều phương pháp như
A. Phương pháp Y- Sinh học:
1. Sử dụng hóa dược.
2. Giải độc hệ thống
3. ăn kiêng.
4. Vật lý trị liệu. 
5. Bấm huyệt.
6. Nerofeedback phản hồi thần kinh).
7. Sử dụng o xy cao áp.
8.Trị liệu tế bào gốc.
9. Hoạt động trị liệu: vận động- thể dục...
B. Các phương pháp Tâm lý - Giáo dục
1. Trị liệu phân tâm.
2. Phương pháp vận động.
3.Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ.
4. Chơi trò đóng vai.
5. Phương pháp giáo dục đặc biệt.
6. Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật: âm nhạc trị liệu- vẽ và nặn trị liệu- thơ, đồng giao trị liệu.
7. Phương pháp nhóm: nhóm lớp học và nhóm tự do.
8. Phương pháp lao động trị liệu.
9. Phương pháp thủy trị liệu.
10. Dã ngoại trị liệu.
11. Trị liệu cảm giác.
12. Động vật trị liệu.
13. Tư vấn tâm lý.
14. Trò chơi trị liệu.
15. Phương pháp cắt khúc thời gian.
16 máy tính.
17. Phương pháp ABA.
18.Phương pháp PECS.( hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh).
19 Phương pháp TEACCH ( ĐT giáo dục trẻ em tự kỷ giao tiếp).
20. Phương pháp FLOORTIME
21. Phương pháp COMPC.
22 Phương phápPCS....
                  Những ai quan tâm cần được tư vấn: Phòng khám đa khoa Đông y Trần Ngọc Quế. BsCKII chuyên ngành Y học cổ truyền. Đ/c số: 37 Đường Phan Đình Phùng( Chợ Công Đoàn) TP Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình                                                  SĐT:  0912637527. 
Bloog: phongkhamdakhoadongytranngocque.                    mail: ngocquedk61@gmail.com